Khi nuôi tôm cá thường mắc phải nhiều bệnh khó xử lý, gây thiệt hại nặng nề cho bà con chăn nuôi. Để đảm bảo sức khỏe cho tôm cá, giúp tăng hiệu quả kinh tế, việc phòng tránh bệnh cho tôm cá là hết sức cần thiết. Cùng Sumi Japan tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Các loại bệnh phổ biến trên tôm, cá
Trong quá trình nuôi tôm, cá, người nuôi sẽ rất khó tránh được các bệnh xảy ra ở tôm, cá, gây ra nhiều thiệt hại. Dưới đây là một số loại bệnh phổ biến mà tôm, cá mắc phải:
1. Bệnh phổ biến trên tôm
Bệnh đốm trắng
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đốm trắng là vi khuẩn, virus và môi trường. Khi mắc bệnh này, cơ thể tôm thường xuất hiện các đốm màu trắng hoặc vàng nhạt trên vỏ, chân hoặc các bộ phận khác, tôm bơi lờ đờ trên mặt nước. Trong trường hợp không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể lan rộng, tỷ lệ chết cao, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế.
Bệnh nấm
Đây là loại bệnh xuất hiện rất nhiều ở các ao nuôi. Bệnh này do nấm gây ra, tạo thành các mảng trắng trên cơ thể tôm và gây tổn thương nghiêm trọng cho chúng.
Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô
Loại bệnh này do chủng virus Infectious hypodermal and hematopoietic necrosis (IHHNV) gây nên. Tôm nhiễm bệnh này sẽ có các triệu chứng như chủy bị cong hoặc biến dạng, tôm còi, hoạt động yếu. Điều này gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với người nuôi tôm.
Bệnh phân trắng
Theo nhiều nghiên cứu, bệnh này ở tôm do nhóm vi khuẩn thuộc giống Vibrio hoặc nhóm ký sinh trùng và yếu tố môi trường gây ra. Triệu chứng của bệnh là khi tôm thải ra phân trắng, tôm nhỏ, vỏ mỏng, chậm lớn, gan tụy mềm nhũn.
Bệnh Taura
Bệnh Taura ở tôm do virus Taura syndrome gây ra. Tôm sau khi nhiễm bệnh sẽ có màu đỏ nhạt ở phần đuôi, mềm vỏ và ruột rỗng. Bệnh này thường xuất hiện ở tôm thẻ chân trắng song đôi khi cũng có thể gây nhiễm trên tôm sú, tạo ra bệnh đỏ đuôi.
2. Bệnh phổ biến trên cá
Bệnh trùng mỏ neo
Nguyên nhân gây ra bệnh trùng mỏ neo là do trùng mỏ neo thuộc giống Lernaea. Khi mắc bệnh này, cá thường kém ăn, gầy yếu, trên mình thường có các vết màu đỏ và vết thương chảy máu do cọ vào thành ao, hồ…
Bệnh mốc nước
Bệnh mốc nước xảy ra ở hầu hết các loài cá nước ngọt. Cá mắc bệnh mốc nước sẽ xuất hiện các vùng trắng xám, sau đó sẽ mọc lên các sợi nấm nhỏ và phát triển thành các búi nấm trắng như bông. Điều này khiến cho cá ngứa và cọ sát vào thành bờ khiến vẩy bong tróc, tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập, gây ra bệnh nặng hơn.
Bệnh lở loét
Bệnh lở loét ở cá do nấm Aphanomyces Invadan phát triển và ăn sâu vào trong thịt cá. Bên cạnh đó còn do các tác nhân gây bệnh khác như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Khi mắc bệnh lở loét, da cá trở nên sậm màu, trên thân xuất hiện các đốm màu đỏ và tạo thành vết lở loét, dần lan rộng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.
Những biện pháp phòng tránh bệnh trên tôm, cá hiệu quả
Kiểm soát chất lượng nước
Việc kiểm soát chất lượng nước là chìa khóa quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho đàn tôm, cá và ngăn chặn sự lây lan của các bệnh dịch trong ao nuôi. Người nuôi cần đặc biệt lưu ý việc cải tạo môi trường sống cho tôm bằng cách kiểm soát chất lượng nước, cân bằng hệ sinh thái ao hồ, đảm bảo nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm.
Bên cạnh đó, giảm thiểu lượng chất thải và thức ăn dư thừa trong ao nuôi, đồng thời duy trì mức độ oxy hóa phù hợp sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn cho đàn tôm, cá.
Vệ sinh, khử trùng định kỳ
Người nuôi cần vệ sinh, khử trùng định kỳ các thiết bị, công cụ và hệ thống ao hồ để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho tôm, cá, tránh việc các vi khuẩn, virus có thể xuất hiện.
Sử dụng hệ thống lọc và xử lý nước hiện đại, kết hợp với việc thường xuyên thay nước sẽ giúp loại bỏ chất cặn và làm sạch môi trường sống, giảm nguy cơ lây lan các loại vi khuẩn gây bệnh.
Lựa chọn thức ăn cho tôm, cá chất lượng
Thực hiện việc lựa chọn và quản lý thức ăn cẩn thận cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn có thể gây bệnh. Thức ăn nên được cung cấp đều đặn, đảm bảo chất lượng và tuân thủ các hướng dẫn về liều lượng.
Nếu có sự thay đổi trong chế độ ăn, nên thực hiện từ từ để tránh gây stress cho tôm, cá. Ngoài ra, bà con có thể lựa chọn các chế phẩm sinh học có nguồn gốc thảo dược an toàn cho tôm cá để giúp vật nuôi tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.
>> Xem thêm: Tại sao nên sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản?
Theo dõi sức khỏe tôm, cá mỗi ngày
Bà con chăn nuôi cần có cách thức theo dõi sức khỏe tôm, cá hàng ngày và xử lý ngay lập tức khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bệnh lý nào. Sự can thiệp sớm sẽ giảm nguy cơ lây lan bệnh và tăng cơ hội điều trị bệnh thành công.
Công ty Sumi Japan – Cung cấp chế phẩm sinh học cho tôm, cá an toàn và chất lượng
Hiện nay, việc sử dụng các chế phẩm sinh học chất lượng là một trong những cách giúp phòng bệnh cho tôm, cá. Giữa hàng trăm đơn vị trên thị trường, công ty Sumi Japan là một trong những đơn vị sản xuất và cung cấp các chế phẩm sinh học có nguồn gốc thảo dược cho tôm, cá hàng đầu được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.
Sumi Japan hiện cung cấp đa dạng các sản phẩm dinh dưỡng tăng trưởng, phòng bệnh cho tôm cá. Một số sản phẩm nổi bật có thể kể đến như Sumi – Beta Grow cốm thảo dược, Sumi Provit đạm tăng trọng thảo dược, Sumi – Nutri men vi sinh, Sumi – Herbcare thảo dược giải độc gan đặc biệt…
Các sản phẩm này đều có tác dụng giúp kích thích hệ miễn dịch, tăng khả năng kháng các virus gây bệnh cho tôm, cá; kích thích tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ thức ăn; hạn chế các bệnh đường ruột. Đặc biệt, sản phẩm Sumi – Herbcare còn có tác dụng kháng virus, phục hồi chức năng gan thận và hỗ trợ điều trị các bệnh về gan.
Với sự đa dạng về các chế phẩm sinh học có nguồn gốc thảo dược, Sumi Japan là lựa chọn đáng tin cậy cho bà con chăn nuôi.
Liên hệ ngay với công ty Sumi Japan để được tư vấn chi tiết!
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Liên Kết Công Nghệ Dược Thảo Sumi – Japan Pharma
Địa chỉ: Số 6, Ngõ 51 đường Gia Thượng, Tổ 18, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, TP Hà Nội.
Hotline: 0912.55.1102 – 092.79.79.444 – 092.79.86.555
Email: Sumi.japan.pm@gmail.com
Fanpage: SUMI – JAPAN Pharma