Một số bệnh thường gặp ở trâu bò và cách điều trị

Chăn nuôi gia súc đem lại lợi nhuận kinh tế tương đối ổn định cho bà con. Tuy nhiên trong quá trình nuôi trâu bò, tình trạng vật nuôi bị bệnh là điều khó tránh khỏi. Vậy những bệnh nào phổ biến? Cách điều trị ra sao?

1. Bệnh tụ huyết trùng

Bệnh tụ huyết trùng là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Đây là một căn bệnh do các loại vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể thông qua việc tiếp xúc với động vật gây bệnh, thường xảy ra vào mùa xuân và mùa hè, thời gian ủ bệnh từ 12 đến 48 giờ.

Một số bệnh thường gặp ở trâu bò và cách điều trị

Dấu hiệu nhận biết bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò bao gồm:

  • Vật nuôi mệt mỏi và suy giảm tự nhiên: Trâu bò có dấu hiệu mệt mỏi và lơ ngơ, không có tinh thần hoạt động bình thường.
  • Sốt cao: Nhiệt độ cơ thể của trâu bò sẽ tăng lên đáng kể, thường kèm theo các triệu chứng như run rẩy.
  • Thở dốc: Trâu bò có thể thở nhanh hơn bình thường hay khó khăn trong việc thở.
  • Nước mũi và nước dãi chảy nhiều: Các triệu chứng này có thể biểu hiện sự tổn thương và viêm nhiễm trong đường hô hấp, đường tiêu hóa.

Để điều trị bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò, bạn cần phải sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, đảm bảo cung cấp nước và dinh dưỡng đầy đủ cho trâu bò để hỗ trợ quá trình phục hồi. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung thêm sản phẩm giải nhiệt hoặc dùng thuốc kháng sốt để giảm cơn sốt. Song song với đó, hãy giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ để tránh tình trạng nhiễm trùng lan rộng.

2. Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là căn bệnh thường gặp vào mùa mưa ẩm. Ở giai đoạn mới mắc bệnh, vật nuôi thường mệt mỏi, ăn kém, uống nhiều nước, đi phân lỏng có màu xám vàng hoặc xám xanh có mùi tanh khó chịu. Khi bị nặng, trâu bò đi phân toàn nước, đôi khi có máu, mất nước, mất muối trong cơ thể và chết do kiệt sức. Nếu điều trị không kịp thời, tỷ lệ trâu bò chết từ 30 – 40%. Vậy nên bạn cần phát hiện bệnh sớm để có biện pháp điều trị.

Một số bệnh thường gặp ở trâu bò và cách điều trị

Quá trình điều trị bệnh này bà con cung cấp dung dịch thay thế và điều trị kháng sinh nếu cần thiết để kiểm soát nhiễm trùng.

Ngoài ra, việc duy trì vệ sinh chăn nuôi, cung cấp thức ăn sạch và dinh dưỡng đầy đủ, giám sát sức khỏe của trâu bò thường xuyên, định kỳ tẩy giun 6 tháng/lần là các biện pháp phòng ngừa quan trọng để giảm nguy cơ mắc tiêu chảy.

3. Bệnh ký sinh trùng đường máu

Bệnh ký sinh trùng đường máu là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của gia súc và có thể lây lan nhanh chóng qua các loại ve, ruồi…

Khi mắc bệnh, vật nuôi sốt kéo dài, sùi bọt mép, chảy nước mũi… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến kiệt sức và tử vong.

Để có thể hạn chế và ngăn ngừa bệnh này trên gia súc, bà con cần đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, loại bỏ các các loại động vật truyền nhiễm bằng cách phun thuốc. Đặc biệt, môi trường xung quanh chuồng trâu bò cần được làm vệ sinh, phát quang bờ bụi. Đồng thời, bà con cần thực hiện chế độ ăn đa dạng và hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho gia súc.

4. Bệnh sán lá gan

Là bệnh gây ra do loài sán lá Fasciola Gigantica sống ký sinh ở gan, túi mật và ống dẫn mật của trâu bò. Bệnh sán lá gan là căn bệnh phổ biến, thể cấp tính có thể làm gia súc chết, thể mãn tính gia súc gầy ốm, sản lượng sữa giảm 15-25%.

Một số bệnh thường gặp ở trâu bò và cách điều trị

Khi mắc bệnh, trâu bò thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, lông khô, dễ rụng, rối loạn tiêu hóa, kém ăn, ỉa chảy.

Để phòng ngừa và kiểm soát bệnh, cần thực hiện các biện pháp vệ sinh chuồng nuôi, tiêm phòng và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho đàn vật để phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh lý kịp thời.

5. Bệnh chướng hơi dạ cỏ

Bệnh chướng hơi dạ cỏ của gia súc nhai lại là bệnh xảy ra quanh năm nhưng hay gặp nhất vào mùa xuân và mùa mưa. Bệnh thường ở thể cấp tính, diễn biến nhanh, nếu không điều trị đúng, kịp thời, gia súc sẽ chết rất nhanh. 

Khi mắc bệnh, ban đầu gia súc kém ăn, bỏ ăn, không nhai lại, đứng choãi chân ra phía trước, sùi bọt mép, miệng ngáp ợ hơi liên tục. Các triệu chứng tiếp theo như bụng căng, lõm hông bên trái căng phồng, gõ tay vào nghe thấy tiếng kêu rõ, con vật có hiện tượng khó thở do phổi bị chèn ép, lỗ mũi mở to.

Các triệu chứng trên xảy ra kế tiếp nhau và rất nhanh trong khoảng vài giờ, nếu không điều trị kịp thời con vật có thể chết do ngạt thở.

Để điều trị bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu bò, bà con nên cho trâu bò ăn thêm rơm khô, hạn chế cỏ vàng úa và các loại thực phẩm giàu đạm cũng như có hàm lượng axit xyanhydric cao trong thành phần.

Nếu có thể, hãy cho trâu bò uống nước trầu không giã nhỏ. Đây là một bí quyết đơn giản mà cực kỳ hiệu quả để chống lên men, bà con dễ thao tác thực hiện.

6. Bệnh lở mồm long móng

Lở mồm long móng là một căn bệnh nghiêm trọng do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của đàn gia súc. Dưới đây là một số thông tin về triệu chứng của bệnh:

  • Trâu bò sốt kéo dài từ 2 đến 3 ngày và có thể đạt mức 40-42ºC.
  • Ban đầu, xuất hiện nhiều mụn nước trên chân, miệng có màu vàng, sau đó trở nên vẩn đục, to dần và vỡ ra tạo thành vết loét đỏ.
  • Nếu chăm sóc và vệ sinh không tốt, có thể dẫn đến long móng.
  • Trâu bò còn nhỏ có hiện tượng ỉa chảy, xuất huyết đường tiêu hóa hoặc bị viêm phổi và viêm phế quản.

Nếu để bệnh lở mồm long móng quá lâu, gia súc có thể chết và lây lan bệnh ra môi trường xung quanh. 

Một số bệnh thường gặp ở trâu bò và cách điều trị

Để phòng bệnh bạn cần thực hiện vệ sinh chuồng trại, bãi chăn thả, dụng cụ chăn nuôi và phương tiện vận chuyển thường xuyên. Thực hiện kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật cũng như tiêm phòng vaccine đúng lịch trình. Con giống đưa vào chăn nuôi cần phải khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng và được cách ly ít nhất 21 ngày trước khi nhập đàn.

Khi đàn trâu bò có con bị bệnh, bạn cần tiến hành cách ly triệt để gia súc bị bệnh và không bị bệnh không chăn thả tập trung, tiến hành tiêu độc và khử trùng khu vực có trâu bò bị ốm, chết.

Khi trâu bò mắc bệnh lở mồm long móng, bạn nên dùng thuốc sát trùng để rửa chỗ loét hàng ngày và kết hợp cùng các loại thuốc trị viêm loét. Đối với các trường hợp nặng, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để đưa ra phác đồ điều trị cụ thể và kịp thời.

Một số bệnh thường gặp ở trâu bò và cách điều trị

Trên đây là những căn bệnh thường gặp trong quá trình chăn nuôi trâu bò. Bà con lưu lại để tiện chăm sóc đàn gia súc luôn khỏe mạnh, phát triển và đem lại lợi nhuận kinh tế mong muốn.

Nếu bà con cần tư vấn thêm các sản phẩm thuốc thú y thảo dược tốt cho trâu bò, hãy liên hệ công ty Sumi – Japan Pharma để được các chuyên gia tại đây hỗ trợ nhé. 

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Liên Kết Công Nghệ Dược Thảo Sumi – Japan Pharma

Địa chỉ: Số 6, Ngõ 51 đường Gia Thượng, Tổ 18, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, TP Hà Nội.

Hotline: 0912.55.1102 – 092.79.79.444 – 092.79.86.555

Email: Sumi.japan.pm@gmail.com

Fanpage: SUMI – JAPAN Pharma

Bài viết cùng chủ đề

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *