Bệnh sưng phù đầu ở lợn là một trong những căn bệnh đe dọa trực tiếp đến sức khỏe đàn lợn, đồng thời gây tổn thất nặng nề về kinh tế nếu không được kiểm soát kịp thời. Bệnh thường diễn ra nhanh, có thể khiến lợn chết đột ngột không biểu hiện triệu chứng. Vậy làm thế nào để nhận biết và điều trị bệnh?
Đặc điểm nhận biết bệnh sưng phù đầu ở lợn
Bệnh sưng phù đầu còn gọi là bệnh phù lũng hoặc bệnh phù đầu lợn con, thường xảy ra ở lợn trong giai đoạn cai sữa và 3 – 4 tuần sau cai sữa. Đây là thời kỳ lợn con tách khỏi mẹ, phải thích nghi với thay đổi về thức ăn và môi trường sống, trong khi sức đề kháng còn non yếu.
Nguyên nhân chính gây bệnh sưng phù đầu ở lợn:
- Bệnh do vi khuẩn E.coli gây ra, đặc biệt tấn công hệ tiêu hóa và phát triển ở ruột non, ruột già.
- Các yếu tố như chuồng trại kém vệ sinh, stress, thay đổi thời tiết, ánh sáng và độ ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Đặc điểm dễ mắc bệnh:
- Lợn con sau cai sữa dễ bị tổn thương vì lượng kháng thể nhận từ sữa mẹ giảm mạnh sau 7 ngày tuổi.
- Hệ miễn dịch của lợn con chưa hoàn thiện, dễ mẫn cảm với nhiều loại bệnh dịch nếu không được tiêm phòng đầy đủ.
Triệu chứng heo bị sưng phù đầu
Bệnh sưng phù đầu ở lợn có diễn tiến nhanh, thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 – 4 ngày và diễn biến trong khoảng 10 ngày. Dựa vào mức độ nghiêm trọng, bệnh có thể chia thành các dạng sau:
– Thể tối cấp tính: Đây là dạng nguy hiểm nhất, khó phát hiện nếu không theo dõi sát sao. Lợn chỉ biểu hiện sốt cao nhẹ, nhưng tỷ lệ tử vong đạt 100% chỉ sau 1 – 2 ngày phát bệnh. Trước khi chết, lợn thường có dấu hiệu bốn chân giang ra như chèo thuyền, co giật, đi loạng choạng.
– Thể cấp tính: Lợn xuất hiện triệu chứng sưng đầu, mí mắt, mắt nhắm nghiền. Bệnh kéo dài từ 2 – 5 ngày, nếu không điều trị kịp thời, lợn sẽ chết. Một số trường hợp có thêm dấu hiệu khó thở, xung huyết, tiêu chảy hoặc không tiêu chảy.
– Bệnh tích: Lợn chết nhanh, ít giảm khối lượng, nhưng cơ thể có những dấu hiệu rõ ràng:
+ Tích nước dưới da, ngực tím tái, máu đặc và sẫm màu.
+ Dạ dày, ruột chứa thức ăn không tiêu hóa; thành ruột xuất huyết nghiêm trọng.
+ Viêm màng phổi, viêm phổi nặng, gan và lách sưng tụ huyết.
+ Xuất hiện thủy thũng ở các vị trí như mí mắt, lỗ tai, mặt, hạch ruột, hạch bẹn và thanh quản.
Việc nhận biết sớm các triệu chứng và xử lý kịp thời là yếu tố quyết định trong việc giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra.
Cách trị bệnh sưng phù đầu ở lợn
Trước khi tìm hiểu cách điều trị bệnh sưng phù đầu ở lợn, điều quan trọng là áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Bà con cần thực hiện:
- Giữ chuồng trại, máng ăn và máng uống luôn sạch sẽ, khô ráo.
- Định kỳ sát trùng và vệ sinh chuồng trại bằng thuốc khử trùng chuồng trại phù hợp như Bio Men Pro, Farm – Zyme.
- Tránh thay đổi thức ăn đột ngột, đặc biệt trong giai đoạn trước và sau cai sữa (khoảng 3 – 4 ngày).
- Tập cho heo con làm quen với thức ăn dễ tiêu hóa từ tuần thứ hai sau sinh.
- Tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho heo bằng các loại thuốc trợ lực, men vi sinh, đồng thời bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết.
- Khi cai sữa, nên để heo con ở lại chuồng cũ và chuyển heo mẹ sang chuồng khác. Đảm bảo khẩu phần ăn của heo có 25 – 40% thức ăn thô xanh, hạn chế lượng tinh bột và đạm quá mức.
Khi lợn có dấu hiệu bệnh:
- Tách riêng những con bị bệnh để tránh lây lan cho cả đàn.
- Ngừng cung cấp thức ăn giàu tinh bột.
- Tăng cường khẩu phần rau xanh và chất xơ.
- Có thể trộn thêm kháng sinh vào thức ăn để hỗ trợ điều trị.
- Luôn duy trì chuồng trại sạch sẽ, khô ráo và ấm áp để tạo điều kiện hồi phục tốt nhất cho lợn.
- Một số thuốc đặc trị sưng phù đầu ở lợn từ thảo dược hiệu quả, lành tính bà con có thể tham khảo đó là: thuốc tiêm Gen – Mox La, kháng sinh bột Neo – Oxy, kháng sinh bột Flordoxy WSP, kháng sinh bột Tylogen WS, kháng sinh dung dịch uống Maxflo Oral Gold.
Trên đây là những kiến thức căn bản nhất về bệnh phù đầu ở lợn. Hy vọng với những kiến thức này có thể giúp bà con có thêm kiến thức và giải quyết được tình trạng gặp phải trong chăn nuôi.
Để được tư vấn cụ thể về từng thuốc trị bệnh sưng phù đầu ở lợn và lựa chọn được sản phẩm phù hợp, bà con vui lòng liên hệ công ty thuốc thú y Sumi – Japan Pharma qua hotline 0912.55.1102 – 092.7899.555 hoặc các kênh sau đây:
+ Tìm hiểu và mua sản phẩm trên website của Sumi Japan: https://sumi-japan.com.vn/product-category/san-pham-trang-trai
+ Fanpage: SUMI – JAPAN Pharma
+ Xem thêm:
Thuốc đặc trị viêm phổi cho heo: Đâu là giải pháp hiệu quả, lành tính?
Bệnh cầu trùng trên heo và cách chữa trị
Bệnh lở mồm long móng ở lợn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Những sản phẩm vỗ béo cho heo hiệu quả, an toàn