Các bệnh gia cầm thường gặp khi giao mùa và hướng dẫn phòng bệnh

Việc nhận biết sớm và phòng bệnh kịp thời sẽ giúp người chăn nuôi giảm thiểu rủi ro kinh tế, đảm bảo sức khỏe cho đàn gia cầm. Dưới đây là những bệnh gia cầm thường gặp khi giao mùa và cách phòng bệnh hiệu quả.

Giao mùa là thời điểm nhạy cảm đối với sức khỏe của gia cầm do sự thay đổi đột ngột về thời tiết làm cho nhiệt độ và độ ẩm trong không khí diễn biến khó lường. Chính những yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus và nấm phát triển, gây nên nhiều bệnh cho gia cầm, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng chăn nuôi. Bằng việc chủ động thực hiện tốt các biện pháp sau đây, trang trại gia cầm của bạn sẽ khỏe mạnh, sinh sản tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

1. Bệnh dịch tả gà

Bệnh dịch tả gà hay còn gọi là bệnh Newcastle là một trong những bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất ở gia cầm, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi nắng mưa thất thường. Virus gây bệnh này ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tiêu hóa và thần kinh của gia cầm, khiến gia cầm trở nên uể oải, mất cân bằng và có các triệu chứng như ho, khó thở, tiêu chảy.

Thời gian ủ bệnh Newcastle thường từ 5 – 6 ngày. Tỉ lệ gà chết tuỳ thuộc vào độc lực của mầm bệnh và lứa tuổi, loại gà mắc bệnh.

Các bệnh gia cầm thường gặp khi giao mùa và hướng dẫn phòng bệnh

Bệnh Newcastle trên gà hiện chưa có thuốc đặc trị nên việc phòng bệnh vô cùng quan trọng. Bà con nên:

  • Tiêm vắc xin phòng bệnh Newcastle đúng lịch trình, đặc biệt là cho gà con.
  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng để ngăn ngừa virus lây lan.
  • Cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng cách bổ sung B.Complex + Zyme C, Vita – BComplex + C để để nâng cao sức đề kháng cho gia cầm.

Bệnh cúm gia cầm

Cúm gia cầm do virus cúm A gây ra, dễ bùng phát khi thời tiết và độ ẩm thay đổi đột ngột. Bệnh lây lan nhanh chóng qua không khí và tiếp xúc trực tiếp, có thể gây tử vong hàng loạt và lây sang người. 

Các bệnh gia cầm thường gặp khi giao mùa và hướng dẫn phòng bệnh

Thời gian ủ bệnh cúm gia cầm từ 3 – 7 ngày, vật nuôi bị bệnh biểu hiện mệt mỏi, đầu gục, đi loạng choạng, chán ăn, khát nước nhiều. Đầu và mặt phù nề, mí mắt viêm, chảy nước mắt, nước mũi; mào tích sưng và xuất huyết. Vùng da trụi lông tím tái, lông xơ xác, chân và da xuất huyết lốm đốm, tiêu chảy mạnh, phân lỏng từ xanh sáng chuyển trắng, hậu môn chảy máu.

Để phòng bệnh cúm gia cầm, bà con cần: 

  • Đảm bảo tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm định kỳ và đúng liều lượng.
  • Kiểm tra sức khỏe đàn gia cầm thường xuyên, nhất là vào các thời điểm giao mùa.
  • Tránh cho gia cầm tiếp xúc gần những nơi các loài chim hoang dã hay lui tới:
  • Duy trì vệ sinh các vật dụng, chuồng trại, thiết bị, phương tiện và giày dép.
  • Cách ly gia cầm bệnh khỏi đàn để tránh lây lan dịch bệnh.

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm

Viêm phế quản truyền nhiễm (còn gọi là bệnh IB) là bệnh hô hấp do do vi rút thuộc giống Coronavirus, họ Coronaviridae gây ra. Gà nuôi thương phẩm và gà đẻ trứng là những đối tượng bị ảnh hưởng chính của bệnh này.

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm trên gia cầm thường xuất hiện vào mùa mưa hoặc khi nhiệt độ môi trường thay đổi nhanh chóng. Thời gian gà ủ bệnh thường từ  24 – 48 giờ, virus có thể bài thải ra môi trường bằng đường hô hấp từ 3 – 5 ngày sau khi nhiễm bệnh. 

Các bệnh gia cầm thường gặp khi giao mùa và hướng dẫn phòng bệnh

Triệu chứng gia cầm mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm bao gồm ho khan, khó thở, vươn cổ lên thở, hắt hơi, kém ăn, xù lông, giảm lượng trứng đẻ và chất lượng trứng kém.

Vì chưa có thuốc điều trị bệnh viêm phế quản truyền nhiễm nên bà con cần phòng bệnh này bằng cách:

  • Sử dụng vắc xin phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm theo đúng quy trình.
  • Duy trì nhiệt độ ổn định trong chuồng trại, tránh thay đổi đột ngột về nhiệt độ.
  • Đảm bảo cung cấp nước sạch, dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.

Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở gia cầm, đặc biệt khi môi trường ẩm ướt vào các thời điểm giao mùa. Nguyên nhân chính là do nhiễm vi khuẩn E.coli hoặc Salmonella, gây ra tình trạng mất nước và suy nhược nhanh chóng cho gia cầm.

Các bệnh gia cầm thường gặp khi giao mùa và hướng dẫn phòng bệnh

Bà con chăn nuôi có thể nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu đó là:

  • Gà, ngan, vịt đi phân không thành cục, đi phân lỏng, phân có màu xanh hoặc trắng. 
  • Vật nuôi kém hoạt động, ngủ li bì, lười ăn, ủ rũ và rất sợ sệt, yếu ớt. 
  • Dịch tiết ra từ vật nuôi có mùi hôi tanh vô cùng khó chịu.  

Bà con phòng bệnh và trị bệnh tiêu chảy bằng cách:

  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
  • Cung cấp nước uống sạch và đảm bảo thức ăn không bị nhiễm khuẩn.
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho gia cầm.
  • Sử dụng các loại thuốc đặc trị tiêu chảy cho gia cầm đúng liều lượng như Ampi – Coli Pro, Ampi – Coli @, Doxyxin Gold, Doxyxin Plus, Strepberin, Ampi 50% + Colis…

Bệnh cầu trùng

Bệnh cầu trùng do ký sinh trùng đơn bào thuộc giống Eimeria gây ra, thường xuất hiện trong điều kiện ẩm ướt và vệ sinh chuồng trại kém. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa do gà ăn phải nang của cầu trùng có trong thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh. 

Cầu trùng có thể gây bệnh ở gà mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở gà từ 2 – 8 tuần tuổi. Gia cầm bị bệnh cầu trùng có triệu chứng tiêu chảy, giảm cân, khát nước, đi loạng choạng và lông xù.

Bà con phòng, trị bệnh cầu trùng bằng cách:

  • Sử dụng thuốc trị cầu trùng theo hướng dẫn của bác sĩ thú y khi phát hiện bệnh như: Anticox thảo dược, Ampro WSP Oral, Anticocid, Diclasol Pro cho gà.

Các bệnh gia cầm thường gặp khi giao mùa và hướng dẫn phòng bệnh

Phòng bệnh cho gia cầm trong giai đoạn giao mùa là điều hết sức quan trọng để đảm bảo năng suất chăn nuôi và bảo vệ sức khỏe của đàn gia cầm. Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa như tiêm vắc xin, vệ sinh chuồng trại và cung cấp dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người chăn nuôi đối phó hiệu quả với các bệnh phổ biến, từ đó duy trì ổn định hoạt động sản xuất.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về các sản phẩm chuyên dùng cho gà chọi hãy gọi đến số hotline 0912.55.1102 – 092.79.79.444 để Sumi – Japan Pharma hỗ trợ bạn nhé!

+ Xem thêm: 

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả bệnh cúm ở gà

Thuốc kháng sinh cho gia cầm: Những lưu ý khi sử dụng

Top 4 thuốc điều trị cầu trùng bán chạy nhất tại công ty Sumi Japan

Bệnh bại liệt trên ngan, vịt: Nguyên nhân, cách phòng và điều trị

+ Tìm hiểu và đặt mua các sản phẩm phòng, trị bệnh cho gia cầm khi giao mùa trên website của Sumi Japan: https://sumi-japan.com.vn/product-category/san-pham-trang-trai/c

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *