Bệnh bị sưng phù đầu mặt có thể xuất hiện ở gà con lẫn gà trưởng thành. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Cách phòng và điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Nguyên nhân khiến gà bị sưng phù đầu mặt
Sưng phù đầu mặt trên gà là một căn bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh và gây giảm ăn trên gà. Tỷ lệ chết do bệnh sưng phù đầu thường dưới 5%, nếu không điều trị kịp thời, con số này có thể tăng lên nhiều hơn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng phù đầu mặt ở gà, trong đó phổ biến nhất là:
- Do vi khuẩn Coryza (bệnh viêm phù đầu gà): Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng sưng phù đầu ở gà. Vi khuẩn Haemophilus paragallinarum (hay còn được gọi là Avibacterium paragallinarum) tấn công hệ hô hấp, khiến gà chảy nước mũi, sưng phù hai bên mặt, mắt có bọt và khó thở. Bệnh có thể lây lan nhanh chóng qua không khí, thức ăn, nước uống hoặc tiếp xúc với gà bệnh.
- Virus Newcastle và cúm gia cầm: Cả hai loại virus này đều gây ra triệu chứng sưng phù đầu mặt kèm theo các dấu hiệu như ho, khó thở, tiêu chảy, giảm ăn. Đây là những bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong cao nếu không được kiểm soát tốt.
- Bệnh đậu gà: Bệnh đậu gà do virus Avipoxvirus gây ra, khiến gà xuất hiện các nốt sần, vảy đậu quanh mắt, mỏ và đầu, làm mặt sưng phù, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống. Bệnh có thể lây qua muỗi đốt, vết thương hở hoặc tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh.
- Môi trường nuôi nhốt kém vệ sinh: Chuồng trại ẩm ướt, không thông thoáng, vệ sinh kém là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển. Gà hít phải khí độc như NH3, H2S trong chuồng nuôi lâu ngày cũng có thể gây viêm nhiễm đường hô hấp, dẫn đến sưng phù mặt.
- Dị ứng hoặc côn trùng cắn: Một số trường hợp gà bị sưng phù mặt do dị ứng với thức ăn, hóa chất hoặc bị côn trùng (muỗi, rệp) đốt gây viêm nhiễm.
Bệnh sưng phù đầu ở gà chữa như thế nào?
Gà ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh sưng phù đầu, nhưng gà lớn bệnh nặng hơn, 90% gà bị bệnh ở 4-8 tuần tuổi, 100% gà bị bệnh ở 13 tuần tuổi và lớn hơn.
Dưới đây là một phác đồ điển hình trong cách chữa trị bệnh sưng phù đầu mặt trên gà hiệu quả:
- Tiêm Gen – Mox La, pha với nước uống của gà 1 số gợi ý thuốc đặc trị sưng phù đầu ở gà Neo – Oxy, Flordoxy WSP, Tylogen WS, Maxflo Oral Gold. Bạn có thể trộn vào khẩu phần thức ăn hoặc pha với nước uống của gà.
- Nâng cao sức đề kháng của gà bằng cách dùng Điện giải Gluco K + C thảo dược.
- Bổ sung thêm men tiêu hóa kết hợp với vitamin A, D, E, B.Complex + Zym C bằng các pha nước uống hoặc trộn vào thức ăn gà.
- Đối với gà bị nặng, mắt sưng, chảy nước mũi, nước mắt thì dùng Gentamycin dạng nước nhỏ cho gà khoảng 2 lần/ ngày, thực hiện liên tục từ 3 – 5 ngày.
Gà bị sưng phù đầu mặt không chỉ ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát đúng cách. Việc hiểu rõ nguyên nhân, cách điều trị và phòng bệnh sẽ giúp bà con bảo vệ đàn gà hiệu quả, đảm bảo chăn nuôi an toàn và bền vững.
Nếu bà con cần tư vấn thêm về thuốc điều trị hoặc biện pháp phòng bệnh, hãy liên hệ ngay với Công ty sản xuất thuốc thú y Sumi – Japan Pharma qua hotline 0912.55.1102 – 092.7899.555 hoặc các kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất!
+ Tìm hiểu và mua sản phẩm trên website của Sumi Japan:
https://sumi-japan.com.vn/product-category/san-pham-trang-trai
+ Fanpage: SUMI – JAPAN Pharma
+ Xem thêm:
Hướng dẫn tăng sức đề kháng cho gà tránh bệnh lớn nhanh khi thay đổi thời tiết
Thuốc kháng sinh cho gà: Tác dụng và địa chỉ bán uy tín cho bà con
Giải đáp: Có nên cho gà uống thuốc của người không?