Bệnh đậu gà hay còn gọi là bệnh đầu đen, là căn bệnh gây tổn thất kinh tế nặng nề cho bà con chăn nuôi, nhất là trang trại quy mô lớn. Vậy làm thế nào để nhận biết, khống chế và điều trị căn bệnh này hiệu quả?
Bệnh đậu gà là gì?
Bệnh đậu gà là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus thuộc họ Poxviridae, giống Avipoxvirus. Loại virus này có khả năng tồn tại dai dẳng trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau, Mặc dù tốc độ lây lan của bệnh khá chậm, nhưng virus vẫn có thể truyền từ gà bệnh sang gà khỏe thông qua nhiều con đường như:
- Các vết trầy xước trên da do gà cắn mổ nhau.
- Không khí có chứa mầm bệnh, đặc biệt là từ lông, da, hoặc vảy bong tróc của gà nhiễm bệnh.
- Côn trùng hút máu như muỗi, mòng, rận… là tác nhân lây truyền chính, chúng hút máu từ gà bệnh rồi truyền virus sang gà khỏe.
Gà mắc bệnh đậu xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường tập trung chủ yếu ở gà 25 – 50 ngày tuổi.
Tỷ lệ gà bị mắc bệnh từ 10 – 95% và tỷ lệ chết có thể lên tới 2 – 3% nếu không được chữa trị. Bên cạnh tổn thất về số lượng, bệnh đậu gà còn khiến giá trị thương phẩm của gà giảm mạnh khi đưa ra thị trường, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.
Triệu chứng của bệnh đầu đen
Để phát hiện sớm bệnh đậu gà và xử lý kịp thời, bà con cần chú ý đến hai dạng biểu hiện đặc trưng của bệnh:
- Thể ngoài da (đậu khô)
Thể này xảy ra ở cả gà con lẫn gà trưởng thành. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là sự xuất hiện của các mụn đậu trên những vùng da không có lông như mào, tích, quanh mắt, miệng, mũi và các ngón chân. Những mụn đậu ban đầu là các nốt sần nhỏ màu trắng, sau đó dần dần phát triển thành mụn nước có màu vàng xám. Khi bệnh tiến triển, các mụn này sẽ vỡ ra, khô lại và tạo thành những vảy sần màu nâu hồng. Trường hợp mụn bị nhiễm trùng, vùng da quanh đó có thể bị viêm nặng, thậm chí dẫn đến hoại tử, khiến gà đau đớn, kém ăn và suy giảm sức đề kháng rõ rệt.
- Thể niêm mạc (đậu ướt)
Thể này thường thường xảy ra ở gà con trong độ tuổi từ 3 – 4 tuần tuổi. Gà mắc bệnh có biểu hiện lâm sàng như khó thở, bỏ ăn, sốt cao và ủ rũ. Bên trong khoang miệng, hầu họng, khí quản xuất hiện những màng giả màu trắng bám chặt vào niêm mạc. Khi bóc lớp màng giả này có thể thấy hiện tượng xuất huyết nhẹ hoặc lớp niêm mạc đỏ tươi bên dưới. Nếu màng giả dày tích tụ ở các xoang mắt và mũi, gà sẽ bị ngạt thở, mắt mù, dẫn đến còi cọc và thậm chí là tử vong nếu không được can thiệp sớm.
Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nói trên, bà con cần nhanh chóng tiến hành điều trị để tránh dịch bệnh lan rộng trong đàn. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của gà mà còn góp phần ổn định năng suất, giảm thiểu thiệt hại kinh tế trong chăn nuôi.
Phác đồ điều trị bệnh đậu gà hiệu quả
Hiện nay, không có thuốc đặc trị virus đậu gà, tuy nhiên bà con có thể điều trị dựa vào phác đồ trị bệnh đậu gà sau đây của Sumi – Japan Pharma:
- Tẩy giun cho gà bằng Stop giun sán theo liều lượng được khuyến cáo
- Sau 1 ngày sử dụng thuốc tẩy giun, bà con cho gà sử dụng các sản phẩm sau:
– Buổi sáng: Pha Tri – Sulfa Gold + Amoxcolis 500 vào nước cho gà uống
– Buổi chiều: Pha Sumi – Zym S09 + Hepatox thảo dược + ĐG Gluco K+C thảo dược + Paradol K+C plus
Lưu ý: Với quy mô gà thả vườn, nguy cơ tái nhiễm giun sán rất cao do gà tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Bà con cần tiến hành nhốt gà trước, sau đó xử lý môi trường bằng cách rắc vôi bột để diệt trừ trứng giun sán, ngăn ngừa tái nhiễm.
Bệnh đậu gà tuy là một mối đe dọa lớn đối với sức khỏe và kinh tế nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu bà con phát hiện sớm và áp dụng đúng phác đồ điều trị.
Hãy liên hệ với công ty sản xuất thuốc thú y Sumi – Japan Pharma để được tư vấn chi tiết hơn về bệnh đậu gà và đặt mua thuốc điều trị phù hợp nhé!
+ Hotline: 0912.55.1102 – 092.7899.555
+ Tìm hiểu và mua sản phẩm trên website của Sumi Japan: https://sumi-japan.com.vn/product-category/san-pham-trang-trai
+ Fanpage: SUMI – JAPAN Pharma
+ Xem thêm:
Gà bị sưng phù đầu mặt: Nguyên nhân và cách giải quyết
Top 5 thuốc đặc trị viêm ruột hoại tử ở gà hiệu quả nhanh
Cho gà đẻ ăn gì để tăng trứng, đẻ sai?