Các loài gia súc như heo rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp cấp tính và mãn tính. Bài viết dưới đây sẽ trang bị cho bà con kiến thức thuốc trị bệnh ho khó thở ở heo hiệu quả, an toàn, phù hợp nhất.
Cảnh báo bệnh ho, khó thở ở heo: Nguy cơ không thể xem nhẹ
Bệnh ho, khó thở ở heo là một trong những vấn đề nghiêm trọng, đặc trưng của bệnh đường hô hấp, thường gặp ở mọi giai đoạn phát triển của heo, đặc biệt là heo con và heo trong giai đoạn vỗ béo.
Khi heo mắc bệnh, heo ho, sốt cao, khó thở, thở thể bụng, chảy nhiều dịch mũi, giảm ăn hoặc bỏ ăn. Bệnh ho, khó thở không chỉ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của lợn mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho người chăn nuôi. Việc điều trị muộn hoặc không đúng cách cũng có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh, khiến bệnh trở nên dai dẳng và khó kiểm soát hơn.
Nguyên nhân gây bệnh ho, khó thở ở heo
Có nhiều nguyên nhân khiến heo mắc bệnh ho, khó thở, trong đó phổ biến nhất là:
- Vi khuẩn gây bệnh: Một số vi khuẩn như Mycoplasma hyopneumoniae (gây viêm phổi địa phương), Pasteurella multocida (gây viêm phổi màng phổi), Actinobacillus pleuropneumoniae (gây viêm phổi cấp tính) thường xâm nhập vào đường hô hấp của heo và gây bệnh.
- Virus gây bệnh: Các loại virus như PRRS (hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo), Circovirus, Swine Influenza Virus (virus cúm heo) cũng có thể tấn công phổi và gây ra triệu chứng ho, khó thở.
- Ký sinh trùng: Một số loại giun phổi, giun tròn ký sinh trong phổi hoặc khí quản cũng gây viêm nhiễm, làm suy giảm chức năng hô hấp, khiến heo thở khó khăn, ho kéo dài.
- Môi trường chuồng trại không đảm bảo: Chuồng trại không được thông gió tốt, tích tụ nhiều khí độc khí độc như NH3, H2S từ phân thải của heo sẽ gây kích ứng đường hô hấp, khiến heo dễ bị bệnh, gây kích ứng niêm mạc, viêm phổi.
- Độ ẩm cao, thời tiết thay đổi đột ngột: Những ngày lạnh, độ ẩm cao hoặc thời tiết thay đổi thất thường làm suy giảm sức đề kháng của heo, khiến chúng dễ nhiễm bệnh hơn.
- Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc không hợp lý: Heo thiếu vitamin A, D, E và các khoáng chất quan trọng như kẽm, selen sẽ có hệ miễn dịch kém, dễ mắc bệnh hô hấp hơn.
- Không tiêm phòng đầy đủ: Nếu không thực hiện tiêm vaccine phòng bệnh hô hấp định kỳ, heo sẽ dễ bị lây nhiễm từ những con bệnh khác trong đàn.
- Lây nhiễm từ heo bệnh trong đàn: Bệnh hô hấp thường lây lan nhanh chóng trong môi trường chăn nuôi tập trung. Nếu có một con heo mắc bệnh mà không được cách ly kịp thời, vi khuẩn và virus sẽ lây sang những con khỏe mạnh thông qua đường hô hấp, thức ăn, nước uống hoặc tiếp xúc trực tiếp.
Bên cạnh đó, sự thay đổi môi trường sống đột ngột, chẳng hạn như di chuyển đàn heo hoặc giai đoạn cai sữa, có thể gây căng thẳng cho lợn. Tình trạng stress này làm suy giảm sức đề kháng, khiến lợn dễ mắc các bệnh hô hấp và có thể xuất hiện triệu chứng ho
Triệu chứng bệnh ho, khó thở ở heo
Những dấu hiệu phổ biến của bệnh ho, khó thở ở heo bao gồm:
- Ho từng cơn hoặc ho liên tục: Ho là triệu chứng điển hình nhất, có thể xuất hiện dưới dạng ho khan hoặc ho có đờm. Heo thường ho nhiều lần trong ngày, đặc biệt là vào sáng sớm hoặc ban đêm. Trong những trường hợp nặng, heo có thể ho kéo dài từ 7 – 10 phút mỗi cơn, gây mệt mỏi, suy giảm sức khỏe nhanh chóng.
- Sốt cao kéo dài: Khi mắc bệnh hô hấp, heo thường bị sốt cao từ 40 – 41°C. Tình trạng sốt kéo dài khiến heo trở nên lờ đờ, giảm sức đề kháng, dễ bị suy kiệt.
- Chảy nước mũi bất thường: Dịch mũi có thể trong suốt khi bệnh mới khởi phát, nhưng nếu bệnh tiến triển nặng hơn, nước mũi có thể chuyển sang màu vàng, xanh hoặc lẫn máu cho thấy mức độ viêm nhiễm nghiêm trọng ở đường hô hấp.
- Khó thở, thở nhanh: Heo bị bệnh thường thở gấp, thở bằng bụng do phổi bị tổn thương. Trong các trường hợp nặng hơn, heo có thể phát ra tiếng khò khè hoặc thở rít, biểu hiện của viêm phổi nghiêm trọng hoặc phù phổi.
- Biếng ăn, sụt cân: Cảm giác khó chịu do ho kéo dài và khó thở khiến heo ăn ít hoặc bỏ ăn hoàn toàn, dẫn đến sụt cân nhanh chóng. Đối với heo con, việc biếng ăn còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ tăng trưởng và sức đề kháng của chúng.
Nếu phát hiện heo có các triệu chứng trên, người chăn nuôi cần can thiệp sớm để tránh lây lan và giảm thiệt hại cho đàn heo.
Giải pháp điều trị hiệu quả với thuốc trị bệnh ho khó thở ở heo từ Sumi – Japan Pharma
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh ho, khó thở, các bệnh về đường hô hấp trên em heo, người chăn nuôi cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa như tiêm phòng, cải thiện môi trường chuồng trại, dinh dưỡng hợp lý và cách ly kịp thời khi phát hiện có heo bị bệnh để tránh lây lan.
Đặc biệt, nên sử dụng thuốc trị bệnh ho khó thở ở heo nguồn gốc thảo dược đem đến hiệu quả cao trong chăn nuôi sau đây:
- Thông khí quản (Kháng sinh thảo dược thiên nhiên): Chứa chiết xuất cây bạc hà, bột mộc hương, bột hoàng liên, chiết xuất quả bồ kết, bột cam thảo, bột thuốc bắc, tinh chất cây sả, bột vỏ quả bưởi, bột hoa cúc tím, cao bạch quả, bột tỏi đen, hỗn hợp thảo dược tổng hợp.
- Dược thảo hô hấp: Chứa chiết xuất cây bạc hà, chiết xuất quả bồ kết, bột mộc hương, tinh chất cây sả, bột vỏ quả bưởi, bột hoàn liên, vitamin PP, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, vitamin B12, Lysine, DL-Methionine, hỗn hợp thảo dược tổng hợp.
- Hen khẹc thảo dược: Chứa bột mộc hương, bột hoàng liên, chiết xuất cây bạc hà, chiết xuất quả bồ kết, bột cam thảo, bột thuốc bắc, tinh chất cây sả, bột vỏ quả bưởi, bột hoa cúc tím, cao bạch quả, bột tỏi đen, hỗn hợp thảo dược tổng hợp
Bệnh ho, khó thở ở heo là một vấn đề nghiêm trọng nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát nếu người chăn nuôi áp dụng biện pháp phòng ngừa tốt và sử dụng thuốc trị bệnh ho khó thở ở heo phù hợp. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp và sản xuất thuốc thú y thảo dược, Sumi – Japan Pharma cam kết mang đến những giải pháp điều trị hiệu quả, an toàn và tối ưu nhất cho đàn lợn của bạn.
Liên hệ ngay hotline 0912.55.1102 – 092.7899.555 hoặc các kênh sau đây để được tư vấn chi tiết hơn về từng sản phẩm.
+ Tìm hiểu và mua sản phẩm trên website của Sumi Japan:
https://sumi-japan.com.vn/product-category/san-pham-trang-trai
+ Fanpage: SUMI – JAPAN Pharma
+ Xem thêm:
Bệnh sưng phù đầu ở lợn: Các triệu chứng và cách điều trị
Thuốc kháng sinh cho heo: Vai trò, xu hướng và cách sử dụng hiệu quả
Hướng dẫn các cách vỗ béo cho heo chi tiết nhất